Chính sách

Ở địa phương, chính sách phải góp phần giúp cho địa phương phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, giúp cho mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân ngày càng bền chặt.

Ngoài ra, khi thiết kế từng phương án chính sách cụ thể, cần lưu ý rằng, nhiều khi để giải quyết được vấn đề nhằm đạt được mục tiêu nhất định, nhà nước phải sử dụng đồng thời nhiều công cụ chính sách khác nhau. Chính vì vậy, người tham mưu xây dựng chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần lưu ý tới thực tế này.

Ở Việt Nam, thực tiễn xây dựng chính sách cho thấy, có một số thông lệ mà những người hoạch định chính sách cần hết sức lưu ý. Chẳng hạn, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, việc quy định các sắc thuế là thuộc thẩm quyền của Quốc hội, việc quy định tội phạm và hình phạt là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Chính vì thế, chỉ trong các đề nghị xây dựng Luật mới có thể tính tới phương án đặt thêm sắc thuế, bổ sung tội danh mới, tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, chỉ Bộ luật hình sự mới được quy định cụ thể về tội phạm và hình phạt, vì thế, nếu không phải là các đề nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, thì các nội dung liên quan tới tội phạm và hình phạt cũng không được đề cập.
Đối với quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính, các quy định về điều kiện kinh doanh, các quy định về thủ tục hành chính đều có những giới hạn riêng mà người xây dựng chính sách cần lưu ý tuân thủ. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014, “Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp… không được ban hành quy định về điều kiện kinh doanh”. Cũng theo tinh thần của quy định này, điều kiện kinh doanh chỉ có thể được quy định trong Luật, Pháp lệnh, Nghị định hoặc điều ước quốc tế.

0.04187 sec| 577.531 kb